
Ở miền Bắc Việt Nam, ẩm thực thay đổi một chút tùy thuộc vào nơi bạn ở, dù ở miền núi hay ở thành phố. Ở thành phố có rất nhiều lựa chọn thực phẩm, bạn có thể nếm thử hầu hết mọi thứ ở đây, trong khi ở vùng núi, nó chủ yếu được thể hiện bằng gạo, rau tươi, thảo mộc và thịt. Thịt là một mặt hàng đắt đỏ đối với người dân các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là một vài nét tinh tế ẩm thực miền Bắc.
Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc là chua nhẹ, cay một chút, nhiều màu sắc. Hầu hết người dân miền Bắc Việt Nam không thích đồ ăn quá béo hoặc quá ngọt. Hương vị thẳng thắn; nếu nó là mặn, nó sẽ thực sự mặn; nếu nó là gia vị, nó sẽ thực sự nóng. Người miền Bắc thường nấu các món ăn với các nguyên liệu phổ biến như cá và thịt lợn. Một số món phổ biến là phở, bún đậu mắm tôm (bún đậu mắm tôm), chả cá (chả cá Lã Vọng),…. Ngoài ra, nước chấm như nước mắm và các món ăn kèm như dưa muối cũng được phục vụ để làm tăng hương vị của thịt và rau.
Mục lục
Ẩm thực miền Bắc – Cốt cách của một nền văn hóa lâu đời
Ẩm thực miền Bắc in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời và tạo được nét ấn tượng sâu sắc trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, không những thế, miền Bắc còn có nhiều món ăn được các tờ báo ẩm thực nổi tiếng thế giới đánh giá cao. Dung dị mà tinh tế, ẩm thực miền Bắc không quá hoa lệ nhưng nó lại đầy xúc cảm như một bài thơ nghệ thuật.
Một vài nét đặc trưng của tinh hoa ẩm thực miền Bắc
Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc là chua nhẹ, cay một chút, nhiều màu sắc. Hầu hết người dân miền Bắc Việt Nam không thích đồ ăn quá béo hoặc quá ngọt. Hương vị thẳng thắn; nếu nó là mặn, nó sẽ thực sự mặn; nếu nó là gia vị, nó sẽ thực sự nóng. Người miền Bắc thường nấu các món ăn với các nguyên liệu phổ biến như cá và thịt lợn. Một số món phổ biến là phở, bún đậu mắm tôm (bún đậu mắm tôm), chả cá (chả cá Lã Vọng),…. Ngoài ra, nước chấm như nước mắm và các món ăn kèm như dưa muối cũng được phục vụ để làm tăng hương vị của thịt và rau.nh tế ẩm thực miền bắc
Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là phải thanh đạm, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ. Các gia vị chủ yếu sử dụng là chanh, dấm, sấu. Đặc biệt là tiêu, ớt, gừng, hành, tỏi, nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau. Và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… Vì lẽ đó mà từ món ăn đến cái mặc của người miền Bắc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực không dễ gì thay đổi.
Ẩm thực Hà Nội với sự hội tụ tinh tế của ẩm thực miền bắc
Nếu ẩm thực miền Trung có ẩm thực Huế là đại diện. Thì Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc. Đặc biệt với những món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh. Ẩm thực Hà Nội nói riêng và ẩm thực miền Bắc nói chung rất đa dạng và phong phú. Tuy không quá cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vẫn rất hấp dẫn người ăn. Bởi vì sự tươi ngon của nguyên liệu chế biến và sự hài hòa của các gia vị. Một trong những món ngon Hà Nội tiêu biểu cho nền ẩm thực miền Bắc vang danh thế giới chính là “Phở”.
Phở – ẩm thực miền Bắc nổi tiếng
Phở từ lâu đã không chỉ là một món ăn đặc trưng của Hà Nội. Mà nó còn mang trong mình “quốc hồn quốc túy”, là tinh hoa của ẩm thực Việt Nam. Không những thế, phở còn được giới thiệu rộng rãi đến bạn bè năm châu và rất được yêu thích. Cái hay, cái ngon của phở không chỉ đến từ miếng thịt thơm ngon. Và từ sợi bánh phở trắng ngần, từ màu xanh bắt mắt của hành lá mà cốt lõi nằm ở nước dùng tinh túy.
Nước cốt chuẩn thì xương và các gia vị sẽ cần phải được hầm ít nhất trong 12 tiếng đồng hồ. Sau đó mất thêm một số công đoạn nêm nếm làm cho nước dùng được trong và ngọt chuẩn vị. Cái kiểu ngọt chân thật của nhiều xương, tủy tẩy không nồng mà lại nêm vừa mắm muối”. Đó chính cái hồn của phở xưa.
Chưa dừng lại ở đó ẩm thực miền Bắc còn nổi tiếng với nhiều món ăn trứ danh như: bún chả, bún ốc, bún thang, bún đậu. Cùng nhiều gia vị đặc trưng mắm tôm, tinh dầu cà cuống, rau húng Láng… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị cuốn hút, đặc trưng riêng xứ Kinh Bắc.
Những món đặc sản khác – tinh tế ẩm thực miền Bắc
Nhắc tới đặc sản miền Bắc, món ăn tinh hoa ẩm thực Việt thì không thể nào thiếu sót món Cá kho Vũ Đại nổi tiếng. Món cá kho được kho bằng cá trắm đen với công thức cổ truyền. Nó được kho bằng niêu đất với thời gian 16- 24 tiếng đồng hồ. Đã tạo nên một món cá kho thịt chắc, xương nhừ và ngày càng phổ biến có mặt trong bữa cơm gia đình người Việt. Bên cạnh đó, ẩm thực miền Bắc còn vang danh với món chả cá Lã Vọng. Được làm từ công thức gia truyền, món ăn trở nên hấp dẫn. Và nổi tiếng khắp cả nước với hương vị đậm đà của mắm tôm, rắn chắc của thịt cá lăng.
Sự tinh tế ẩm thực miền Bắc
Đặc trưng của ẩm thực miền Bắc còn thể hiện qua những món bánh, trong đó có bánh cốm. Bánh không đơn giản chỉ là “thức quà” mà hơn cả hơn cả đại diện cho hình ảnh dân dã, mộc mạc. Mà còn lưu trữ những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của người con đất Bắc.
Bánh cốm – tinh tế ẩm thực miền Bắc
“Cốm làng Vòng” từ lâu đã là cái tên mà cứ nhắc đến người ta sẽ nhớ ngay tới Hà Nội. Cứ độ thu về, người dân Hà Nội lại háo hức đón chào những “hạt ngọc trời” xinh xẻo. Đặc biệt là tròn mẩy thơm ngọt, dẻo bùi. Cốm làng Vòng được chế biến thành khá nhiều thức quà khác nhau như cốm tươi, cốm khô, bánh cốm… Mà được chuộng làm quà nhất vẫn là bánh cốm. Hình vuông tượng trưng cho đất, màu xanh tượng trưng cho hương vị đồng nội. Với cả nhân dừa đậu xanh ngọt ngào như tình cảm của người dân Hà Nội.
Trung bình khi mua để ăn hay mua làm quà cho khách, người ta thường mua nhiều cái một. Trung bình giá một chiếc bánh cốm tại đây khoảng từ 4000đ đến 7000đ một chiếc tuỳ chỗ. Giá cũng khá rẻ cho một thức đồ ngon. Nhưng vì hạn bảo quản của loại bánh này khá ngắn, chỉ khoảng từ 3 đến 5 ngày thôi nên các bạn cũng không nên mua quá nhiều cái một lúc nhé.
Bánh đậu xanh
Cùng với bánh cốm làm nên tên tuổi của ẩm thực miền Bắc còn có bánh đậu xanh. Đó là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Chiếc bánh đậu xanh mộc mạc. Nhìn rất đơn giản nhưng lại chứa đựng những hương vị thuần túy, mùi vị thơm nồng nàn. Khi được thưởng thức kết hợp cùng với trà xanh Thái, một sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt béo bánh đậu xanh. Và vị chát đắng của trả tạo nên cảm giác lan tỏa, đầy chan chứa và trọn vẹn nhất của chiếc bánh.
Nguồn: Olympictravel.com.vn