
Hoa hòe có mùi thơm đặc trưng và là vị thuốc quý trong Đông Y. Các tài liệu ghi chép cho thấy hoa hòe có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị chảy máu, huyết nhiệt. Nhờ có thành phần Rutin – loại vitamin P đặc biệt chỉ có ở hoa hòe. Rutin có tác dụng tuyệt vời trong việc ức chế virut viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi hiệu quả. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh từ hoa hòe. Nếu biết cách áp dụng đúng và đủ liều, việc sử dụng hoa hòe sẽ mang đến công dụng tốt.
Tuy nhiên, không phải cứ hái hoa hòe là có thể sử dụng được. Theo các chuyên gia, thành phần rutin của hoa hòe cao nhất khi nó chớm nở. Do đó, bạn nên chọn mua hoa hòe khi còn là nụ trưởng thành. Như vậy, công dụng chữa bệnh của hoa hòe mới đạt hiệu quả cao nhất.
Hoa hòe, vị thuốc quý trong Đông y
Hiện nay, điều trị cao huyết áp bằng thảo dược Đông y đang được bác sĩ và bệnh nhân tin dùng. Điều trị cao huyết áp bằng thảo dược Đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn. Đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài. Hoa hòe là một trong số những thảo dược được tin dùng nhiều nhất.
Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng. Hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học của cây hoa hòe là: Sophora japonicaL. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa. Và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong thành phần của hoa hòe chứa tới 6-30% rutin (rutozid). Rutin là một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quecitin-quexetola-glucoza và ramnoza. Trong quả hòe cũng có rutin. Rutin là một loại vitamin P rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).
Thành phần Rutin trong hoa hòe còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C. Nó giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao sơ nhiễm… Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng hoa hòe
Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu. Điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não.
- Hoa hòe chữa bệnh trĩ: Các hợp chất có trong hoa hòe có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin có đặc tính vận mạch, là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, oxymatrine trong hoa hòe cũng được biết đến là chất giúp giảm sưng liên quan đến các mạch máu suy yếu. Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe sẽ có tác dụng hơi chậm. Và cần phải thật sự kiên trì kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống hằng ngày.
- Hoa hòe tốt cho tim mạch: Chất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể.
- Hoa hòe giúp ngủ ngon: Theo các chuyên gia nhận định, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng.
Hướng dẫn cách pha trà hoa hòe
Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước. Và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.
Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngoài điều trị bệnh cao huyết áp, hoa hòe cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam, … rất hiệu quả.
Nguồn: Thaythuocvietnam.vn