
Huyết áp là nguyên nhân chính gây ra các tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn. Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc bệnh cao huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh cao huyết áp. Tăng huyết áp là do các hành vi nguy hiểm như suy dinh dưỡng, lười vận động, hút thuốc và nghiện rượu.
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, diễn biến âm thầm của căn bệnh này dễ khiến người bệnh chủ quan, lơ là trong việc điều trị, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn có người thân lớn tuổi bị cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân, cách điều trị và đặc biệt là phương pháp phòng chống những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục lục
Tổng quan về cao huyết áp ở người già
Theo Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH), tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 90 mmHg trở lên. Định nghĩa tăng huyết áp không thay đổi theo lứa tuổi, do đó, tình trạng cao huyết áp ở người già cũng sẽ được xác định dựa theo định nghĩa trên.
Tương tự như cao huyết áp ở người trẻ tuổi, người già khi bị cao huyết áp cũng thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng, chỉ một số ít trường hợp có xuất hiện các biểu hiện chủ quan như chóng mặt, mờ mắt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nóng mặt,… Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già đang có xu hướng gia tăng rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo thống kê, trên 60% người trên 60 tuổi và 80% người trên 80 tuổi đang mắc phải bệnh lý mạn tính này.
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp ở người già
Cao huyết áp là một rối loạn gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Phần lớn các trường hợp cao huyết áp ở người già (90%). Không xác định được nguyên nhân cụ thể, gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Có rất ít trường hợp xác định được nguyên nhân. Chiếm khoảng 10% và được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Cơ chế gây tăng huyết áp ở người cao tuổi đến nay vẫn chưa thật sự rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng, yếu tố chính gây nên tình trạng này là do hậu quả của quá trình lão hóa ở cơ thể người cao tuổi, đặc biệt là hệ thống tim mạch đã dẫn đến những thay đổi trong cơ chế co, giãn mạch gây cao huyết áp.
Khi tuổi tác tăng lên, quá trình lão hóa sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng các động mạch lớn. Thành mạch có thể bị phì đại, vôi hóa, tổn thương xơ vữa. Dẫn đến hệ thống động mạch trở nên dày hơn, cứng hơn. Những thay đổi này khiến động mạch trở nên kém đàn hồi. Kém linh hoạt trước tác động của áp lực máu, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
- Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày. Trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Cải thiện tốt tình trạng cao huyết áp. Ở người già, sức khỏe thường bị suy giảm. Không tập được các bài tập nặng, cường độ cao. Do đó, người lớn tuổi nên lựa chọn cho mình những môn thể thao nhẹ nhàng. Như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu,… Và duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
Hạn chế sử dụng rượu
Uống nhiều rượu có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. Người lớn tuổi nếu bị cao huyết áp nên hạn chế uống rượu ở mức 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới.
Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
Khi bạn hút thuốc lá, nicotine có trong thuốc sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn. Vì vậy, nếu chính bạn hoặc người thân trong gia đình đã lớn tuổi và bị cao huyết áp. Hãy tự mình từ bỏ hoặc khuyên người thân của mình dừng việc hút thuốc. Và tránh xa khói thuốc lá để cải thiện huyết áp. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nâng cao sức khỏe cơ thể.
Nguồn: Soyte.hatinh.gov.vn