
Nhiều người cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Số trường hợp mắc bệnh trĩ ở trẻ em có khi còn nhiều hơn số với người lớn. Lí do là bởi một phần cha mẹ lơ là chủ quan trong quá trình chăm sóc con trẻ.
Bệnh trĩ khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu và thậm chí còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như tình trạng bệnh kéo dài. Chính vì vậy, việc nắm bắt được những thông tin về bệnh trĩ và cách phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Hãy chủ động bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé vì một sự phát triển toàn diện khỏe mạnh. Không để các mẹ phải chờ lâu, tất cả đều sẽ có trong nội dung bài ngày hôm nay của chúng tôi.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ ở trẻ em phát triển do tăng áp lực lên khu vực hậu môn. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:
- Ngồi trên một bề mặt khô cứng trong thời gian dài.
- Có thời gian ngồi đại tiện kéo dài hơn 10 phút mỗi lần. Điều này có thể khiến phân bị nén ở hậu môn, máu ứ đọng xung quanh vùng xương chậu và dẫn đến bệnh trĩ nội.
- Uống ít nước, sử dụng ít chất xơ hoặc có chế độ ăn uống không phù hợp nói chung.
- Thường hay căng thẳng, quấy khóc có thể khiến máu gây áp lực lên vùng xương chậu, làm tăng áp lực lên bụng. Máu bị ứ động do áp lực có thể dẫn đến phồng các tĩnh mạch ở hậu môn và tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
- Có khối u bên trong đại tràng có thể dẫn đến việc ứ đọng máu ở trực tràng và dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.
- Nhiễm trùng hoặc có bệnh lý ở đại tràng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến trực tràng và dẫn đến bệnh trĩ nội.
Một số trẻ có thể bị bệnh trĩ bẩm sinh, xuất hiện ngay sau khi vài ngày. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt xuất huyết bên ngoài hậu môn khi trẻ đi đại tiện, gây khó chịu, đau đớn. Tình trạng này có thể liên quan các bệnh lý tĩnh mạch di truyền.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em
Trẻ em dưới 3 tuổi
Bệnh trĩ ở trẻ em dưới 3 tuổi thường không có triệu chứng. Việc phát hiện bệnh thường là do vô tình hoặc khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Hậu môn hơi sưng, nhô ra, đặc biệt là khi trẻ đi đại tiện.
- Thường xuyên quấy khóc khi đi đại tiện.
- Nếu trẻ ngưng quá trình đại tiện, khu vực sưng ở hậu môn sẽ được cải thiện.
- Đi ngoài ra máu hoặc xuất hiện máu trên bề mặt phân có thể. Ttuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên
Ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, các triệu chứng thường rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mô tả các khó chịu cũng như đau đớn ở hậu môn. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:
- Chảy máu từ trực tràng, ngứa vùng hậu môn hoặc có cảm giác khó chịu. Đặc biệt là khi đi đại tiện.
- Xuất hiện máu trên giấy vệ sinh hoặc phân. Điều này có thể liên quan đến các mạch máu ở hậu môn bị vỡ, chảy máu trực tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Tiết chất nhầy ở hậu môn khiến khu vực hậu môn ẩm ướt, khó chịu và có thể có mùi hôi. Điều này cũng khiến khu vực hậu môn bị kích thích và ngứa ngáy liên tục.
- Thời gian đi đại tiện thường dài và có thể gây đau đớn. Đôi khi trẻ có thể né tránh việc đi đại tiện để cắt giảm các cơn đau.
- Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em có thể gây hình thành búi trĩ ở hậu môn. Tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách phòng tránh bệnh trĩ ở trẻ em
Cần có chế độ ăn uống khỏe mạnh khoa học
Để phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ em chúng ta cần đảm bảo trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa sẽ không thể nào hoạt động tốt được nếu bạn thường xuyên cho con ăn các loại thức ăn nhanh. Như gà rán, nước ngọt có ga, kem, hay đôi khi là kẹo cứng…Các loại thức ăn này lâu ngày khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, táo bón, ợ hơi và đầy bụng.
Bạn nên tập cho trẻ ăn các loại thức ăn lành mạnh với sức khỏe. Đặc biệt là những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Đó chính là các loại thức ăn giàu chất xơ, rau xanh, các loại trái cây và củ quả. Đồng thời bạn phải chú ý trẻ nhỏ rất lười uống nước. Bạn nên để ý và cho trẻ uống đủ nước hàng ngày tránh táo bón nhé. Nếu trẻ bị táo bón thường xuyên và lâu ngày bạn cần phải lập tức đưa trẻ đi khám.
Tập cho bé thói quen đi vệ sinh
Nên tập cho bé có thói quen đi vệ sinh hằng ngày. Điều này khiến cho cơ thể bé hình thành thói quen đến giờ đó mỗi ngày xuất hiện nhu cầu đi vệ sinh. Vào buổi sáng chính là thời điểm tốt nhất để các mẹ rèn cho bé thói quen ngồi bô hoặc vào nhà vệ sinh đại tiện.
Nếu con bạn đi vệ sinh lâu thì bạn cũng cần gạt ngay việc này và nên quy định thời gian. Đôi khi trẻ nhỏ ham chơi bạn sẽ khó giải quyết hậu quả nếu cứ để trẻ đi đại tiện quá lâu. Việc ngồi lâu trong tư thế đi vệ sinh hoàn toàn không có lợi cho bé.
Một biện pháp nữa quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em chính là không cho bé nhịn đi vệ sinh. Các em bé thường hay ham chơi mà quên mất việc đi vệ sinh. Cần dặn dò và quán triệt với con bạn ngay khi có dấu hiệu buồn đại tiện thì phải đi vệ sinh ngay lập tức. Việc nhịn lâu ngày sẽ sinh ra táo bón, ngừa táo bón cũng là ngừa bệnh trĩ.
Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Vấn đề vệ sinh của trẻ nhỏ luôn được đặt lên hàng đầu. Nhất là vệ sinh ở các khu vực hậu môn. Ngay sau khi đi vệ sinh trẻ cần được vệ sinh hoặc tự vệ sinh được khu vực hậu môn bằng nước sạch rồi lau khô. Điều này tránh nhiễm khuẩn, các vi rút và vi khuẩn có hại. Từ đó chúng sẽ không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé để gây bệnh. Tốt nhân nên vệ sinh với nước ấm nhé.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của trẻ em. Đây cũng được xem là một biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh trĩ. Hãy dành thời gian cùng với con bạn tập một vài bài thể dục mỗi ngày để hình thành thói quen vận động nhé. Nếu con bạn đi học hay không ở cùng bạn thì phải nhắc nhở tạo thói quen vận động cho con. Nên thay đổi tư thế đứng ngồi. Không ngồi hoặc đứng quá lâu đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguồn: Chuatribenhtri.info