
Số lượng bệnh nhân đái tháo đường tăng dần theo độ tuổi, nhưng trong một cuộc khảo sát gần đây, cứ 5 đến 6 người trên 60 tuổi thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, đây là một con số đáng báo động. Mặt khác, cũng có những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhẹ, tình trạng sức khỏe cũng như người trẻ nên việc điều trị bệnh tiểu đường bằng người già sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà cân nhắc đến lối sống, sinh hoạt của từng bệnh nhân.
Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường là do hành vi, vì vậy, nếu chúng ta biết cách thay đổi hành vi và từ bỏ những hành vi có hại có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì chúng ta có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường. Chúng ta có thể ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách áp dụng những hành vi có lợi. Vì là bệnh mãn tính nên chúng ta phải hết sức bình tĩnh để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả, khoa học và không ám ảnh.
Mục lục
Người cao tuổi mắc tiểu đường sẽ có triệu chứng gì?
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi hầu như không khác gì so với độ tuổi trẻ hơn. Đó là các triệu chứng khá điển hình như:
- Mệt mỏi thường xuyên
- Đói nhiều, ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh
- Khô họng, hay khát nước
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là về ban đêm
- Tê bì, châm chích tay chân, đau nhức bắp thịt
- Mắt đau nhức, nhìn mờ, hay chảy nước mắt
Mặc dù triệu chứng giống nhau nhưng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi lại khó phát hiện hơn, bởi vì các triệu chứng này thường không quá rõ ràng, chỉ xuất hiện khi đường huyết tăng cao. Một nguyên nhân nữa là do người bệnh bị nhầm lẫn, cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của tuổi già.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm với người lớn tuổi như thế nào?
Ở người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy yếu cộng thêm nhiều bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh xương khớp… sẽ khiến cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn rất nhiều. Nếu đường huyết không được đưa về ngưỡng an toàn, người bệnh sẽ bị biến chứng trên toàn bộ cơ thể như mù hòa, suy thận, cắt cụt chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Ngoài những biến chứng kể trên, tuổi tác cao còn làm suy giảm khả năng nhận thức, gây bệnh Alzheimer, làm tăng nguy cơ bị ngã, đột quỵ… Đó là lý do khiến người tiểu đường cao tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn hẳn so với những nhóm tuổi khác.
Phương pháp phòng chống bệnh tiểu đường ở người già
Chế độ ăn giàu protein
Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao.
Theo dõi cân nặng
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.
Thường xuyên vận động
Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và sự sản sinh các hormone, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.
Uống đủ nước
Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp. Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
- Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
- Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Ăn ít carbohydrate: Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người ngủ dưới 7 tiếng. Thiếu ngủ có thể làm xáo trộn sự cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gây tiểu đường.
Không xem tivi khi ăn
Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng. Giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.
Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ). 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần. Đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng. So với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.
Uống cà phê hoặc trà
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày. Giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8–54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân.
Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo. Gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.
Ngủ đủ giấc
Trằn trọc, khó ngủ thường xuyên xuất hiện khi tuổi tác tăng cao. Đây cũng là một trong các lý do khiến người lớn tuổi dễ bị trầm cảm, lo âu (stress) và làm tăng đường huyết. Người lớn tuổi cần hạn chế những thói quen có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Như uống nước chè vào chiều tối, ăn bữa tối quá no… Một số biện pháp giúp bạn nhanh vào giấc ngủ hơn như uống 1 – 2 ngụm nước ấm trước khi ngủ. (Không nên uống quá nhiều vì dễ gây tiểu đêm); đi bộ nhẹ nhàng 10 – 15 phút để thư giãn đầu óc, đọc sách báo, xem tivi…
Quản lý tốt các bệnh lý mắc kèm
Người lớn tuổi nếu đang mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch… Càng có nguy cơ cao bị tiểu đường. Do đó, quản lý tốt các bệnh mắc kèm này chính là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn tiểu đường. Ngoài lối sống lành mạnh, bạn nên duy trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tái khám đúng lịch hẹn để kiểm soát tình trạng bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ nên được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần ở những người trên 50 tuổi. Điều này giúp bạn phát hiện sớm nếu như mắc tiểu đường. Từ đó hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trên đây là một số lời khuyên giúp người lớn tuổi có một sức khỏe tốt. Cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường.
- Kiểm tra lượng đường huyết: Một trong những cách tốt nhất để tránh bệnh tiểu đường. Là thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu. Người trên 45 tuổi nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu 3 năm một lần. Người có huyết áp cao hoặc béo phì nên kiểm tra thường xuyên hơn và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.
- Bổ sung quế vào thực đơn: Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
- Kiểm soát stress: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.
Nguồn: Moh.gov.vn