
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời nhất đối với trẻ sơ sinh. Thậm chí dù khoa học sức khỏe đã phát triển, nhưng hiện nay vẫn chưa có loại sữa công thức nào tốt hơn sữa mẹ. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo các bà mẹ nuôi con bằng sữa của chính mình. Để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp thúc đẩy trí não và cơ thể phát triển hoàn thiện nhất. Giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ, hoàn thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn những vẫn còi cọc hơn bạn bè cùng trang lứa. Thậm chí là chậm lớn và dễ ốm vặt khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Mục lục
Thể trạng của mỗi bé hấp thụ sữa mẹ đều khác nhau
Thực tế không có một khuôn mẫu cố định nào đối với sự tăng cân ở trẻ sơ sinh. Mỗi em bé có một thể trạng khác nhau, cơ địa khác nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ có một mô hình nhất quán, giúp bạn theo dõi sự phát triển của trẻ.
Sau khi chào đời, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu trong tuần đầu tiên, gọi là giảm cân sinh lý và sẽ tăng lại sau 1 hoặc 2 tuần. Trong 3 tháng tiếp theo, trẻ sẽ tăng được khoảng 30 gram mỗi ngày khi được bú sữa mẹ đầy đủ, tất nhiên sẽ có trẻ tăng ít hoặc nhiều hơn. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và rất khó để tính toán trẻ sẽ tăng bao nhiêu cân. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hoặc không ổn định cho thấy trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Vì sao trẻ uống sữa mẹ nhưng vẫn còi cọc?
Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất tăng đề kháng, giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Tuy nhiên có nhiều bé ăn sữa mẹ hoàn toàn vẫn còi và hay ốm. Vậy bạn có biết đâu là lý do trẻ bú sữa mẹ mà vẫn còi cọc, hay ốm vặt, không tăng cân.? Trẻ sơ sinh cần được ăn sữa mỗi 2-3 giờ một lần. Muốn trẻ tăng cân trong những tháng đầu thì tổng lượng calo trẻ nạp vào phải lớn hơn lượng calo tiêu hao.
Có một số lý do khiến trẻ chậm tăng cân hoặc tăng cân không đều. Trong đó có 3 nguyên nhân quan trọng nhất là:
- Không nạp đủ calo
- Không hấp thụ dinh dưỡng
- Đốt cháy quá nhiều calo
Cụ thể như sau:
Nguồn cung cấp calo không đủ
Nguồn cung cấp calo chính cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Khi trẻ không được cung cấp đủ calo, sự phát triển của trẻ sẽ chậm lại.
Điều này có thể xảy ra do những nguyên nhân như trẻ ngậm bắt vú kém, mẹ cho con bú không thường xuyên. Ngoài ra cũng có thể là thời gian cho con bú ngắn và nguồn sữa mẹ không đủ cho trẻ ti. Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc con không biết bú đúng cách, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cơ địa khó hấp thụ chất dinh dưỡng
Nhiều trẻ được ăn no, ăn theo cữ nhưng vẫn chậm lớn. Đây có thể do trẻ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa do một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm hoặc nhạy cảm với thực phẩm… Đều có thể gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhiều trẻ thường nôn trớ ồng ộc như vòi rồng ngay sau khi bú. Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ xin tư vấn.
Khả năng tiêu hao calo quá nhanh
Tất cả lượng calo mà trẻ tiêu thụ hoặc được sử dụng để duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể, đều được lưu trữ dưới dạng chất béo. Trẻ sơ sinh không làm bất cứ điều gì cụ thể để đốt cháy quá nhiều calo. Nhưng một số trẻ sơ sinh cần nhiều calo hơn. Vì chúng chuyển hóa lượng calo tiêu thụ quá nhanh. Trong trường hợp trẻ sinh non, bệnh tim hoặc trẻ có các vấn đề về hô hấp… Trẻ sơ sinh sẽ cần nhiều calo hơn bình thường.
Thời điểm nào mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ chậm hoặc không tăng cân, còi cọc và hay ốm, mẹ nên cho con đi khám tổng quát. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá và cho phương án xử lý kịp thời. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và sức khỏe còn non yếu. Mẹ không được tùy tiện áp dụng các biện pháp dân gian hoặc tham khảo các biện pháp trên mạng. Vì nếu không may có thể gây hại lớn cho trẻ.
Nguồn: Phunutoday.vn