
Trà hoa cúc là loại trà được rất nhiều chị em ưa chuộng. Nó không chỉ có hương thơm đặc biệt mà còn có tác dụng tốt cho da, ngăn ngừa lão hóa tốt. Trong thành phần của hoa cúc có chứa các dược tính quý như: carotenoid, esquiterpen, tinh dầu, flavonoid. Ngoài ra, hoa cúc còn có các acid amin tốt cho sức khỏe. Bởi thế, hoa cúc được sử dụng làm vị thuốc giúp giảm đau, chống viêm và thanh nhiệt giải độc. Trong số các bài thuốc từ hoa cúc, bạn có thể áp dùng 2 bài thuốc là: cháo hoa cúc và trà hoa cúc.
Đối với cháo hoa cúc, căn cứ vào biểu hiện bệnh của bệnh nhân mà áp dụng. Đối với bệnh nhân mụn nhọt, nóng trong nên nấu cháo hoa cúc và mẫu đơn bì, hạt ý dĩ. Nếu bệnh nhân đau đầu, chóng mặt có thể nấu hoa cúc với gạo tẻ, ăn vào buổi sáng và tối.
Hoa cúc là vị thuốc quý trong Đông y
Hoa cúc có vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết và rất quen thuộc với người Việt Nam. Từ lâu, nó đã được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người. Về thành phần hoạt chất, cúc hoa có carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavonoid, các acid amin… Hạt chứa dầu béo. Tác dụng hạ sốt giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, giãn mạch hạ huyết áp.
Cúc có khoảng 13.000 loài, trong đó hai vị thường dùng nhất là bạch cúc (cúc trắng) và kim cúc (cúc vàng). Theo Tây y, cúc hoa chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen – một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả. Cúc trắng vị ngọt nhiều hơn đắng, tính hơi hàn, thiên về khí phế. Cúc vàng vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.
Thanh nhiệt giải độc với cháo hoa cúc
Theo Đông y, cúc hoa tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu; thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai (huyễn vững); viêm kết mạc mắt (sung huyết, mắt đỏ); mụn nhọt lở ngứa. Ngày dùng 6-15g; bằng cách nấu, pha hãm, ngâm ướp, chưng hầm. Sau đây là một số món ăn thuốc có cúc hoa.
- Cháo hoa cúc: cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa tán mịn, gạo tẻ vo sạch nấu cháo. Cháo chín cho bột mịn cúc hoa khuấy đều cho sôi, thêm chút đường. Chia ăn sáng và tối. Dùng tốt cho người tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu chóng mặt (trúng phong, huyễn vững).
- Cháo cúc hoa mẫu đơn bì ý dĩ: cúc hoa 30g, mẫu đơn bì 15g, ý dĩ nhân 30g. Cúc hoa và mẫu đơn đun kỹ lấy nước, cho ý dĩ vào nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày (sáng, chiều). Dùng mỗi đợt 3-5 ngày. Dùng tốt cho người bị mụn nhọt, lở ngứa.
- Cháo cúc hoa thạch thảo quyết minh: cúc hoa 6g, thảo quyết minh 10g, thạch quyết minh 10g, gạo tẻ 60g. Thạch quyết minh đun trước 30 phút, cho các dược liệu vào sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Dùng tốt cho người bị đau nhức đầu, đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh V), ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Trà hoa cúc – Thức uống thanh nhiệt giải độc hiệu quả
Cúc hoa trà: cúc hoa 6g, hoàng cầm 2g, trà xanh 3g, cho nước sôi hãm uống thay trà. Đợt dùng 3-5 ngày. Dùng tốt cho người bị ù tai, điếc tai cấp tính do phong tà hoặc can hỏa vượng, can dương thịnh, khí trệ huyết ứ gây ra. Nhờ những công dụng tuyệt vời kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mọi người bổ sung trà hoa cúc vào thực đơn hàng ngày để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, trà hoa cúc lại là thứ đồ uống không chứa caffeine nên có thể sử dụng để chăm sóc sức khỏe mà không sợ gặp phải các biến chứng lo lắng hay mất ngủ. Nhiều người có thói quen sử dụng trà hoa cúc để uống thay nước trong ngày. Đây là việc làm tương đối đúng đắn.
Nước sắc cúc hoa huyền sâm mạch đông: cúc hoa 10g, huyền sâm 15g, mạch động 15g, cát cánh 3g, mật ong 30ml. 4 dược liệu nấu lấy nước, hòa mật ong, uống trong ngày thay nước trà. Dùng tốt cho người bị cảm mạo do táo nhiệt vào mùa thu khô hanh (sốt, khô miệng, khát nước…).
Nguồn: Suckhoedoisong.vn