
Mặc dù có những đặc điểm chung nêu trên nhưng ẩm thực Việt Nam có những nét khác biệt theo từng vùng miền, tuy nhiên ở mỗi vùng miền này nền ẩm thực cũng thể hiện từng nét đặc trưng riêng.
Ẩm thực miền Bắc thường không béo, cay hay ngọt như các vùng miền khác, chủ yếu dùng nước mắm pha loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều loại rau củ quả và các loài cá nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, hến, … và nhìn chung do truyền thống thuần nông từ xa xưa nên ẩm thực miền Bắc ít chuộng các món ăn có nguyên liệu chính là thịt hoặc cá. Chỉ có Hà Nội là thủ đô nên nhiều người đánh giá cao nền ẩm thực Hà Nội tiêu biểu cho nét đặc trưng nhất của ẩm thực miền Bắc Việt Nam với các món phở như phở, bún chả, chả cốm, nem chua Thanh Trì … và dầu ăn đặc sản từ cà tím và húng quế đỏ.
Mục lục
Những tinh hoa ẩm thực của miền Bắc
Ẩm thực Việt nói chung, cũng như ẩm thực các vùng miền nói riêng đều xuất hiện từ rất lâu đời. Nếu bạn đam mê ẩm thực miền nam với các hương vị ngọt đặc trưng; cùng với sự hòa trộn của các điểm đặc biệt và sáng tạo của những nơi khác nhau. Còn miền Trung nổi tiếng với vị cay nồng vùng đất đầy nắng và gió. Thì ẩm thực miền Bắc đặc biệt lại mang phong vị thanh đạm, đậm dấu ấn riêng, gắn liền với vùng đất có nền lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Đặc biệt, đối với ẩm thực miền Bắc, đây là sự là sự kết hợp khéo léo với các loại gia vị, nguyên liệu thiên nhiên. Hoàn toàn hài hòa, tinh tế và độc đáo cả về cảm quan. Đặc trưng trong nét ẩm thực miền Bắc đó là món ăn có vị vừa phải, vừa thanh đạm, nhẹ nhàng. Không quá nhạt mà cũng không quá mặn, hòa toàn vừa phải. Bên cạnh đó còn điểm chút vị chua nhẹ cho những ngày hè nóng bức, không đậm vị cay, ngọt, hay béo; Thay vào đó là thường sử dụng nước mắm loãng hoặc mắm tôm để làm gia vị mặn; phần nước chấm đi kèm và màu sắc của các món ăn rất sặc sỡ, nổi bật.
Những món ăn đặc của miền bắc có mặt tại TP.HCM
Phở – món ăn nằm trong top ẩm thực đặc trưng Việt Nam
Nhắc tới ẩm thực đặc trưng miền Bắc. Hầu hết người Việt Nam hoặc khách du lịch có thể dễ dàng kể đến món Phở. Đây được coi là “đặc sản” mang đậm hương vị của người miền Bắc. Ngày nay Phở đã có không chỉ ở miền Bắc mà còn có mặt tại khắp nơi trên mọi miền Việt Nam. Bạn có thể thưởng thức nó bất kỳ bữa ăn nào trong ngày vì nó rất dễ ăn và đầy đủ dinh dưỡng. Với sự kết hợp hài hòa hương vị giữa bánh phở, thịt bò và nước súp đậm đà.
Ngày nay, phở Việt Nam được đón nhận trên khắp thế giới. Nó có mặt ở nhiều quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Australia, Đức, Anh, Mỹ ,…Và các quốc gia xa xôi trên thế giới. Phở là món ẩm thực đặc trưng có hương vị hơi nhạt hoặc đậm tùy theo từng vùng miền điều chỉnh lại. Tuy nhiên, Phở miền bắc vẫn có nét đặc trưng là thanh, trong trẻo.
Bún chả – đặc sản Hà Thành
Nghe đến cái tên của món ăn cũng đã mang đậm chất Hà Nội rồi. Bên cạnh phở thì bún chả cũng là món ăn ngon. Nó nằm trong danh sách cứ đi xa Hà Nội là nao nức được quay trở lại. Và nếu có đặt chân tới Hà Nội thì nhất định phải nếm thử.
Bún chả là món ăn với bún, chả làm từ thịt lợn. Và bát nước mắm chua cay mặn ngọt với những món đồ chua ăn kèm. Món ăn là thứ quà xuất xứ lâu bền nhất của Hà Nội. Nó được phần lớn người yêu thích. Nên có thể coi đây là một trong những đặc sản ẩm thực đặc trưng của ẩm thực Hà thành.
Đặc sản bún đậu mắm tôm
Được du khách quốc tế coi là món ăn độc đáo và thú vị nhất định phải thử khi đến Việt Nam. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc nước ta. Với đặc trưng là nước chấm đậm đà và mùi hương độc đáo của mắm tôm. Sắc độ mặn lại được kết hợp với độ nhạt của đậu phụ. Và các thành phần khác của món ăn đã tạo nên sự kết hợp không chê vào đâu được!
Chả cá Lã Vọng – Món ăn phải thử một lần
Sở dĩ Chả Cá Lã Vọng có 1 cái tên vô cùng đặc biệt không phải là được làm từ cá Lã Vọng. Nguồn gốc chả cá Lã Vọng bắt nguồn từ xa xưa thời Pháp thuộc. Có một gia đình họ Đoàn tại Hà Nội làm chả cá rất ngon để chiêu đãi khách. Sau đó thì mở quán ăn tại Hà Nội và phát triển mạnh. Trong quán chả cá ấy luôn bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá. Vì vậy nên khách ăn quen gọi là Chả Cá Lã Vọng.
Chả cá Lã Vọng ngon nhất khi làm từ cá lăng có đặc điểm là ít xương. Thịt cá lăng khi nướng sẽ giòn, dai. Và thơm hơn những loại cá khác. Và loại cá này ngon nhất là do sống tự nhiên. Và nó được nuôi thả tại các vùng nước ngọt có dòng chảy xiết.
Nem nắm Giao Thủy
Nem ở Việt Nam đa dạng về chủng loại, phong phú về cách chế biến và thưởng thức nhưng cái thứ nem khiến con người ta mê mẩn đến “quên cả lời em dặn dò” ấy thì chỉ có thể là nem nắm trong câu ca dao: “Tay cầm bầu rượu, nắm nem”. Và thứ nem nắm đó chính là đặc sản của mảnh đất duyên hải thuộc trấn Sơn Nam Hạ là huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ngày nay.
Nem nắm Giao Thủy cầu kỳ ở khâu chế biến, chính vì thế những người làm nem giỏi cũng thuộc hạng nghệ nhân, được ca tụng qua câu tục ngữ “Tay nem, tay chạo”. Nem làm bằng thịt lợn nhưng đó phải là thịt nạc mông ngon của con lợn khỏe mạnh, không nuôi bằng cám tăng trọng. Nguyên liệu làm nên mùi thơm chủ đạo của nem là thính. Thính phải được làm từ gạo tám thơm Hải Hậu bằng cách ngâm gạo qua đêm, để ráo nước rồi đem rang đến khi gạo có màu vàng ngà ngà rồi đem nghiền mịn.
Bún cá Hải Phòng
Bún cá Hải Phòng là sự kết hợp nhuần nhuyễn hải sản và những sản vật từ đồng ruộng. Cá trong bát bún gồm: chả cá và cá rán xắt khúc. Chả cá tạo ra hương vị đặc biệt nhất cho món bún này. Đồng thời nó cũng là thành phần quan trọng để quyết định sự ngon miệng của bát bún. Chả cá phải được làm bằng cá thu, thịt cá được lọc ra giã nhuyễn với thì là, hạt tiêu, kèm một chút bột nghệ cho ngon mắt…
Cùng với chả là miếng cá xắt khúc chỉ dày khoảng một đốt ngón tay làm từ cá đồng, thường là cá trôi, cá trắm. Nét tinh tế của ẩm thực thể hiện rất rõ ở thịt cá đồng ngọt lại không tanh. Nước dùng phải được ninh bằng xương ống lợn với nước luộc xương cá biển mới ngọt và có mùi đặc trưng.
Ăn bún cá không thể quên rau muống thái nhỏ, rổ rau sống ngon nhất là vào mùa đông với đầy đủ xà lách, kinh giới, húng… Món bún cá tuyệt vời ở chỗ không đem lại cảm giác no ngấy cho người ăn. Vì vậy, sau mấy ngày Tết bún cá được bày bán ở khắp các phố ở Hải Phòng. Nó được coi như món ăn để át đi vị thịt mỡ của những ngày Tết.
Cháo ấu tẩu Hà Giang
Cháo ấu tẩu Hà Giang có vị béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, vị đặc trưng của củ ấu tẩu. Khi mới ăn bạn sẽ cảm nhận thấy một vị đắng bùi, khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều còn có thể sinh nghiện. Nếu có dịp đến Hà Giang, bên cạnh thắng cố, rượu ngô, tam giác mạch… bạn hãy nhớ ghé chợ phiên ăn bát cháo ấu tẩu.
Bát cháo ấu tẩu ban đầu chỉ được biết đến như món cháo giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác. Nấu thành món cháo “đặc sản” của xứ sở mờ sương, ăn ngon miệng lạ lùng.
Chả mực Hạ Long
Phải nếm thử chả mực của Hạ Long bạn mới cảm nhận được đúng nhất hương vị tuyệt vời của món ăn này. Để có sản phẩm ngon, nguyên liệu để làm chả mực phải là mực mai, loại to, tươi sống. Nguồn nguyên liệu này được các cơ sở làm chả mực giã tay chọn mua rất kỹ lưỡng, sau đó loại bỏ mai, râu đen, da, ruột và bầu mực… rồi rửa thật sạch và thấm khô. Mực được bỏ từng miếng một vào cối và giã bằng tay. Có miếng được giã hơi rối, vừa đủ để bắt dính. Sau khi hoàn thành khâu giã, chả mực được nặn thành từng miếng rồi rán vừa lửa và để khô.
Món chả mực ngon nhất vẫn là dùng với xôi trắng. Hạt xôi khô nhưng mềm, thơm hương nếp mới quyện với mùi chả vừa béo vừa ngọt. Mới ngửi đã thấy khó mà cưỡng lại được.
Nguồn: Anvuitudosong.com