
Trong gia đình, quan hệ vợ chồng chiếm vị trí chủ đạo, điều phối các mối quan hệ khác, quan hệ vợ chồng tốt đẹp, không có mâu thuẫn là điều kiện để thiết lập và duy trì hạnh phúc. Trong cuộc sống vợ chồng, dù hạnh phúc, êm ấm đến đâu thì vẫn sẽ có lúc nảy sinh mâu thuẫn. Xung đột là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để xác định và biết cách giải quyết xung đột hiệu quả để hạn chế điều này xảy ra.
Nói chung, có hai nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Trước hết là những tác động từ bên ngoài gia đình, đẩy hai vợ chồng vào tình huống mâu thuẫn phức tạp. Có thể chỉ vì những lời mách nước của bạn bè, hàng xóm hoặc vì một số việc không thành mà họ đã mang vào hoàn cảnh của mình và hành hạ nhau. Hoặc có thể mang đến sự bực bội, không hài lòng ở văn phòng hoặc nơi làm việc, dẫn đến im lặng và tỏ thái độ gắt gỏng như thể gia đình có lỗi… mà không nhận ra sự vô lý của bản thân.
Mục lục
Chiến tranh lạnh
Anh ấy nói hoặc làm gì đó không đúng ý bạn, bạn ngay lập tức đưa ra một tín hiệu cực nhỏ cho thấy sự khinh thường, thiếu tôn trọng, thiếu ủng hộ mà không buồn thốt ra một lời nói nào dù là với giọng điệu khó nghe. Anh ấy cũng ngay lập tức hiểu ra tín hiệu đó từ bạn vì đây không phải lần đầu bạn diễn chiêu trò đó, và trong lòng anh ấy như vừa bị ai đấm với cảm giác nôn nao, lo lắng.
Rồi bạn có thể sẽ nói: “Tốt thôi, chẳng sao cả”, nhưng một nửa của bạn không thực sự cảm nhận được rằng bạn “chẳng sao cả”. Trái lại, anh ấy tổn thương. Nếu người ta phản ứng mạnh hơn với chuyện này thì bạn lại có lý do để nói rằng anh ấy làm quá. Nhưng cách xử sự của bạn đúng là cố tình làm cho người ta phải tổn thương.
Qua thời gian, nhiều cặp vợ chồng rơi vào lối cư xử này với nhau. Trong lúc đó họ làm tổn thương nhau bằng những cử chỉ nhỏ nhất. Dù một chút thay đổi tư thế, nét mặt, ánh mắt hay giọng nói. Giống như để truyền đi thông điệp: “Tôi chỉ yêu anh khi anh làm điều tôi muốn, nếu tôi phải điên lên thì anh sẽ biết tay”. Đó là nghệ thuật của sự tàn nhẫn tinh vi, bạo lực trong yên lặng không để lại dấu vết. Đối phương cảm thấy bị tấn công nhưng không thể giải thích một cách hợp lý điều gì đang xảy ra.
Luôn cho bản thân là nạn nhân trong mâu thuẫn
Bạn muốn một chuyện nhưng không được đáp ứng, thế là bạn bắt đầu tranh cãi, dỗi hờn, làm đủ cách để người kia phải cảm thấy thất vọng. Cuối cùng người ta phải nhượng bộ, bạn có được điều mình muốn nhưng vẫn chưa hài lòng.
Bạn muốn phải được phục vụ với thái độ vui vẻ, tươi tỉnh! Thay vì cảm ơn đối phương đã đồng ý với mình và cho phép họ phô ra cảm xúc thật, thì bạn lại nói giọng kiểu “có chuyện gì? Anh lại làm sao thế?” – nghĩa là bạn lập tức đóng vai nạn nhân của năng lượng xấu toát ra từ anh ấy.
Bạn khiến người ta phải tràn trề thất vọng mà nói rằng “đây là điều em muốn, giờ em được rồi, em còn chưa thấy vui sao? Em bị cái gì thế?”. Xin chúc mừng, bạn đã đạt được điều mình muốn bằng cách phớt lờ cảm xúc của bạn đời, nhưng giờ lại biến anh ấy thành kẻ xấu bằng cách cư xử như thể bạn là nạn nhân vậy.
Bùng nổ cơn giận
Trái ngược với chiêu im lặng, lần này bạn lên giọng hết cỡ để lấn át đối phương. Mục đích là tạo ra hiệu ứng “bùng nổ vì tức giận”. Bạn bắt nạt anh ấy, cằn nhằn anh ấy, lải nhải mãi về lý lẽ của mình, lên lớp anh ấy, và nói rất to xong thỉnh thoảng lại chậm rãi nhả từng tiếng như thể đang nói chuyện với một đứa trẻ to xác ngớ ngẩn.
Sự hờ hững trong mâu thuẫn
Bạn chỉ ban phát cho đối phương một phần trong những gì họ muốn, họ cần, như nhử mồi. Ngay sau đó bạn rút lại tất cả để chứng tỏ ai mới là người nắm quyền điều khiển. Ví như anh ấy đang muốn nói với bạn về rắc rối anh ấy gặp phải ngày hôm nay; bạn đưa cho anh ấy cái nhìn kiểu “rồi, anh nói đi”. Nhưng trong lúc anh ấy nói, bạn xem điện thoại, gửi tin nhắn, kiểm tra email. Và tồi tệ nhất là ngắt lời để gọi điện cho ai đó dù chẳng có gì quan trọng.
Bạn cũng có khi tỏ vẻ quan tâm bằng mấy câu kiểu “thế à”, “đúng rồi”; nhưng bạn không thực sự để tâm vào cuộc nói chuyện. Bạn để anh ấy biết điều đó qua giọng điệu chán nản. Dụng ý của bạn chính là: “Em có quan tâm, nhưng hiện tại em đang bực nên sẽ tỏ ra là không thèm để ý. Anh chẳng làm gì để thay đổi được sự tức giận của em. Nên anh hãy chờ cho đến khi em cảm thấy tốt hơn. Em sẽ cho anh biết thế nào là cảm giác tồi tệ”.
Ngủ riêng
Sự va chạm thể xác sẽ khơi gợi những cảm xúc đặc biệt trong cơ thể. Khiến khoảng cách giữa bạn và người ấy được thu hẹp. Nó cũng là cách hóa giải tuyệt vời mọi rắc rối. Ngay cả khi bạn và chàng vừa trải qua một cuộc tranh cãi kịch liệt. Cũng không có lý do gì để hai bạn phải ngủ riêng. Lời khuyên dành cho bạn là vẫn nên tiếp tục ngủ chung giường. Suy cho cùng đây có thể là “cầu nối” để hai bạn dễ làm hòa với nhau hơn.
Bỏ đi khi đối phương đang nói
Thật sai lầm nếu bạn tỏ ra như không nghe thấy khi anh ấy muốn trò chuyện, giao tiếp kể từ thời điểm hai người tranh cãi. Hành động này sẽ khiến mối quan hệ của bạn và chàng trở nên tồi tệ hơn. Chàng sẽ cho rằng bạn đang coi thường, khinh bỉ anh ấy, trong mắt bạn. Trong khi đó, tôn trọng lẫn nhau luôn là một nguyên tắc vàng để nuôi dưỡng tình yêu cũng như hạnh phúc hôn nhân.
Lời khuyên dành cho bạn là ngay cả khi bạn đang rất giận anh ấy. Bạn cũng nên kìm nén cảm xúc và lắng nghe những gì anh ấy nói. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thành thật sẽ giúp hai bạn gỡ được những nút thắt. Tạo nên những điều tích cực cho hạnh phúc đôi lứa.
Nguồn: Giadinh.net.vn