
Đối với người già và người cao tuổi, sức khỏe là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Bởi khi quá trình lão hóa diễn ra, các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm dẫn đến nguy cơ mất tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm xương khớp là một mối quan tâm phổ biến ở những người trên 60 tuổi. Theo Tiến sĩ Wade Brackenbury, tổng giám đốc của Phòng khám ACC, thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân khiến người lớn bị đau, yếu, đi lại và vận động khó khăn.
Thoái hóa cột sống ở người già và phòng chống căn bệnh nhức đầu này là một trong những vấn đề khá quan trọng, đòi hỏi người nuôi dưỡng phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những kiến thức
Mục lục
Thoái hóa cột sống ở người già
Thoái hóa cột sống là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Đây là tình trạng mà các đĩa đệm, đốt sống, dây chằng và mỏm gai sau bị biến đổi hình thái so với ban đầu. Điều đáng nói là cuộc sống càng hiện đại, con người càng được cải thiện về vật chất và tinh thần thì lại càng dễ mắc bệnh. Vậy vấn đề tồn tại ở đây là gì?
Điều kiện tác động:
- Sự lão hóa ở người già là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Bệnh xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi), ở nhiều vị trí, tiến triển chậm, không nặng. Tế bào sụn già dần, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ bị suy giảm. Cùng với đó, chất lượng sụn kém dần, tính chịu lực và đàn hồi giảm, hơn nữa tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo.
- Tăng cân quá mức do béo phì, tăng trọng tải do nghề nghiệp. Những công việc nặng nhọc trong quá khứ cũng khiến người già bị thoái hóa cột sống.
- Di truyền: Cơ địa già sớm, hệ xương khớp dễ bị thoái hóa.
- Nội tiết: Mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương…. thúc đẩy quá trình lão hóa cột sống.
Tư duy chủ quan:
- Nhiều người bệnh vẫn còn chủ quan, lơ là trong việc điều trị vì cho rằng những cơn đau chỉ là thoáng qua. Hay cuộc sống gia đình quá vất vả khiến họ phải bươn chải kiếm sống mà quên mất rằng tình trạng bệnh đang ngày một nghiêm trọng.
- Hơn thế nữa, thoái hóa khớp đang có xu hướng dần trẻ hóa. Việc phát hiện muộn, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của người bệnh.
Tập luyện thể dục, thể thao quá sức hoặc không đúng phương pháp.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Tùy vị trí thoái hóa mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Đối với thoái hóa cột sống cổ
Bạn sẽ thường thấy xuất hiện cảm giác đau nhức vùng cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ (cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày). Triệu chứng đau có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay. Tê, yếu bả vai, cánh tay hay làm mất cảm giác đôi bàn tay. Nấc ngáp, đau đầu hay chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2 (cột sống cổ cao).
Người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ bị rối loạn cảm giác, liệt 1 hoặc 2 tay. Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép. Rối loạn tiền đình khiến đau đầu, chóng mặt và cảm giác chán ăn. Cuối cùng là rối loạn dây thần kinh thực vật dẫn đến việc đi vệ sinh không kiểm soát.
Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng
Đau thắt lưng âm ỉ kéo dài trong nhiều tuần sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài (nhất là các bạn làm việc văn phòng), thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật. Khi đến giai đoạn nặng, các cơn đau sẽ lan xuống chân, gây tê liệt, khó khăn cho người bệnh khi di chuyển.
Người bệnh bị biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống. Tê liệt, yếu 2 chi và sau đó mất dần khả năng vận động.
Cần làm gì khi bị thoái hóa cột sống?
Bệnh nhân cần thư giãn, nằm nghỉ ngơi tại giường vài ngày kết hợp dùng các thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosamin sulflat,… (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa).
Có thể xoa bóp hoặc bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương. Kèm tập vật lý trị liệu có khả năng thúc đẩy quá trình lành bệnh. Và là phương pháp hữu ích cho những ai có tiền sử bị thoái hóa đốt sống trong một thời gian dài trước đó. Bằng cách giảm những cơn đau và cải thiện chức năng đĩa đệm.
Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ: gậy, khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường. Hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm, có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.
Cách phòng tránh thoái hóa cột sống ở người già
Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Bạn cần chú ý đến việc chăm sóc để người bệnh nhanh chóng được phục hồi.
Lựa chọn chế độ ăn phù hợp
Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nâng cao tổng trạng. Tuy nhiên khi mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp bạn cần biết nhóm thực phẩm nào nên và không nên dùng để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Những loại thực phẩm cần bổ sung khi bị thoái hóa cột sống
- Sữa đậu nành, sữa bò.
- Cá diêu hồng, cá chẽm, cá thu.
- Rau muống, rau cải, rau mồng tơi.
- Thịt heo, thịt gà.
- Trứng gà, trứng vịt.
- Khoai lang, khoai tây.
Những loại thực phẩm nên kiêng:
- Bia, rượu, cafe, thuốc lá.
- Các loại nước ngọt có gas như: Coca, pepsi.
- Đồ ăn chứa nhiều muối: Dưa muối, cá muối.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ hộp.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hằng ngày không tốt có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến triển của bệnh thoái hóa cột sống. Chính vì vậy người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
- Không để người bệnh phải làm những công việc nặng đè nén nhiều lên các khớp.
- Phân chia thời gian làm việc và khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi 1 cách hợp lý.
- Yêu cầu bệnh nhân không thức quá khuya, ngủ sớm trước 22 giờ.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, không tăng cân quá mức.
- Không ngồi một chỗ quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Ngủ đủ giấc (8h/ngày).
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ và yêu đời.
Massage hỗ trợ giảm đau nhức
Những cơn đau nhức của bệnh thoái hóa cột sống thường hành hạ khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Việc áp dụng các biện pháp massage có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Cách thực hiện: Đặt 2 lòng bàn tay lên vị trí cần xoa bóp của người bệnh. Thoa mỏng 1 lớp dầu nóng sau đó dùng lực vừa đủ mát xa từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ. Ngày làm 2 lần cho đến khi các triệu chứng dần thuyên giảm.
Chườm nóng
Đây là biện pháp vô cùng an toàn lại mang đến hiệu quả cao. Nước nóng có tác dụng giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm quá trình đau, viêm ở các khớp. Chú ý: Không nên chườm nước quá nóng. Thời gian không quá 30 phút vì có thể gây bỏng da.
Luyện tập thể dục thể thao
Các bài tập thể dục sẽ giúp ích trong việc giảm đau nhức các khớp, tăng khả năng vận động. Cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn cho người bệnh những môn thể thao phù hợp với tình trạng bệnh, tránh gắng sức hay vận động mạnh. Yoga, đi bộ, bơi lội… là những bộ môn phù hợp, phổ biến nhất dành cho người bị thoái hóa cột sống.
Nguồn: Ancotnam.vn