
Mỗi một khách du lịch, nhiều người thắc mắc về sự khác biệt trong ẩm thực vùng miền Việt Nam. Là một trong những quốc gia nhiệt đới với khí hậu ấm, ẩm, gió mùa, Việt Nam tạo nên một hệ thống ẩm thực riêng biệt và độc đáo. Đối với người Việt, ẩm thực thể hiện văn hóa, truyền thống và tinh thần để mỗi bữa ăn có sự kết hợp của năm yếu tố vị cơ bản: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy.Nổi bật nhất là những món ăn đặc trưng miền Bắc.
Điểm tương đồng của ẩm thực Việt Nam trải dài trên mảnh đất hình chữ S là sự pha trộn hài hòa giữa các loại gia vị nhiệt đới, tuân theo nguyên lý âm dương. Tuy nhiên, tuy có chung một số nét chính, nhưng truyền thống ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miền, từ Bắc chí Nam, tạo nên sự khác biệt trong Ẩm thực các vùng miền Việt Nam, tùy thuộc vào sự khác biệt về đặc điểm địa lý, khí hậu và văn hóa.
Mục lục
Những loại nguyên liệu và gia vị xung quanh ta
Ẩm thực miền Bắc được cho là hài hòa về cảm quan. Từ sự phối trộn khéo léo các thành phần nguyên liệu. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ.
Đặc trưng trong những món ăn đặc trưng miền Bắc thường là không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ. Chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau. Và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…. Ẩm thực miền Bắc được cho là hài hòa về cảm quan. Từ sự phối trộn khéo léo các thành phần nguyên liệu
Các món ăn đặc trưng miền Bắc
Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội. Và bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể…
Ẩm thực đất Bắc nổi tiếng với món nem. Một món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày lễ tết, ngày tụ họp gia đình, những dịp đặc biệt… Thành phần món ăn này khá cầu kỳ bao gồm thịt xay nhuyễn, miến, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, hành, cà rốt, giá đỗ… Nó được trộn đều cùng một chút gia vị tạo nên hỗn hợp dẻo. Sau đó được gói cẩn thận trong những chiếc lá nem làm từ gạo và được chiên giòn.
Món ăn đặc trưng miền Bắc thường có gì đặc sắc?
Một món ăn dân dã không thể không nhắc tới. Đó là bát canh cua đồng ngày hè. Theo kinh nghiệm bao đời của người dân đất Bắc. Tháng sáu là lúc những con cua béo mẩy ngoi lên bờ nên sẽ dễ dàng bị bắt. Và chính những con cua đó là nguồn nguyên liệu quý giá cho bát canh ngày hè oi bức.
Cua bắt lên, được giã và lọc lấy tinh chất từ thịt cua. Gạch cua được trưng lên thơm phức với hành, cà chua. Nồi canh cua nên đun nhỏ lửa để giữ nguyên cả một lớp gạch màu vàng pha đỏ trên bề mặt. Để cho món cua thêm ngon, cần cắt nhỏ môt ít rau đay. Sau đó bỏ vào nồi lúc đang sôi rồi thêm một chút gia vị. Bữa cơm trưa gia đình trở nên hào hứng hơn, ngon miệng hơn và dễ dàng hơn. Là khi có nồi canh cua mát rượi.
Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng lại đầy xúc cảm. Nó như một bài thơ nghệ thuật. Nhưng trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả trong ẩm thực miền Bắc. Đó chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết với quê hương.
Ẩm thực miền Bắc in đậm cốt cách nền văn hóa lâu đời
Việt Nam được chia làm ba vùng địa lý Bắc, Trung và Nam. Tuy có những nét chung trong phong cách ăn uống. Song vẫn có những đặc điểm khác nhau theo từng vùng, tạo nên nét đặc trưng khó xen lẫn. Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ. Chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau. Và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… Và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn. Ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.
Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, và Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì. Và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Nguồn: Vyctravel.com