
Thiết kế trục thẳng đứng cho phép các tuabin được lắp đặt gần nhau hơn, vừa tăng năng suất vừa giúp giảm chi phí điện năng. Theo báo cáo của SciTechDaily, một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford Brookes cho thấy tại các trang trại điện gió lớn, thiết kế turbine gió trục đứng hiệu quả hơn nhiều so với tuabin cánh quạt trục ngang truyền thống. Khi được lắp đặt theo cặp, các tuabin trục đứng có thể hỗ trợ lẫn nhau và tăng 15% năng suất.
“Các trang trại điện gió với công nghệ tân tiến là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất năng lượng xanh. Tuy nhiên, chúng có một hạn chế lớn: Khi gió đến các tuabin phía trước, hiện tượng nhiễu loạn xảy ra. Sự xáo trộn này ảnh hưởng đến năng suất của các tuabin phía sau”, Joachim Toftegaard Hansen- bằng Cử nhân kỹ thuật giải thích.
Turbine trục dọc quay quanh trục thẳng đứng so với mặt đất
“Nói cách khác, hàng phía trước sẽ chuyển đổi khoảng 50% động năng của gió thành điện, trong khi hàng sau chỉ chuyển đổi được 25-30%. Chi phí của mỗi turbine có thể lên tới 2 triệu bảng Anh mỗi MW. Là một kỹ sư, tôi cho rằng phải có biện pháp hiệu quả hơn”, Hansen chia sẻ.
Giáo sư Iakovos Tzanakis tại Đại học Oxford Brookes cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu sâu rộng với hơn 11.500 giờ mô phỏng trên máy tính. Đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích kỹ lưỡng nhiều khía cạnh về hoạt động của turbine gió như góc sắp xếp, hướng quay, khoảng cách giữa các turbine và số lượng rotor (phần quay). Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí International Journal of Renewable Energy.
Khác với thiết kế cánh quạt truyền thống. Theo nghiên cứu mới, các turbine gió trục dọc giúp nhau tăng hiệu quả khi được lắp thành mạng lưới. Việc sắp xếp turbine để tối đa hóa công suất rất quan trọng với thiết kế của trang trại điện gió.
“Nghiên cứu này chứng minh rằng các trang trại điện gió tương lai nên sử dụng turbine trục dọc. Chúng có thể lắp đặt gần nhau hơn, giúp tăng hiệu quả và giảm giá điện. Trong dài hạn, chúng sẽ góp phần tăng tốc độ chuyển đổi sang năng lượng xanh, giúp tạo ra nhiều năng lượng sạch và bền vững từ những nguồn tái tạo hơn”, Tzanakis cho biết.
Tuy nhiên, đó không phải là các biện pháp hoàn hảo
Tuy nhiên, nguồn năng lượng bền vững này có thể ảnh hưởng động vật hoang dã. Nhất là chim chóc, tử vong. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm sơn một cánh quạt màu đen. Hoặc sử dụng camera thông minh để khởi động và dừng turbine.
Turbine của Vortex Bladeless dựa vào xoáy đổ. (Hình xoáy tạo bởi không khí và chất lỏng khi va vào vật thể cứng và tù). Để sản sinh năng lượng. Khi một cơn gió đủ mạnh tiếp xúc với trụ cố định thẳng đứng; đầu không bị cố định của trụ bắt đầu lắc lư. Hiện tượng trên thường được xem như lỗi thiết kế trong phần lớn dự án xây dựng. Nhưng các kỹ sư chủ động lựa chọn chuyển động này. Bởi nó có thể chuyển hóa thành năng lượng.
Công nghệ turbine không cánh quạt biến chuyển động xô đẩy thành điện thông qua hệ thống dao điện. Các cuộn dây và nam châm trong máy được lắp đặt cẩn thận. Để tận dụng tối đa khí động gió xoáy mà không cần bánh răng. Trục hoặc bộ phận xoay tròn. Thiết kế của Vortex Bladeless có nhiều ưu điểm. So với turbine truyền thống như hoạt động êm, nhỏ gọn.. Để đặt sau vườn nhưng không đe dọa chim chóc và nhiều động vật hoang dã khác.
Nguồn: Vnexpress.vn